Nhà cao tầng hiện đang là loại hình xây dựng được các nhà đầu tư quan tâm. Mỗi năm đều có hàng trăm tòa nhà cao tầng được xây dựng lên. Với sự tiện nghi, hiện đại, tiết kiệm được diện tích đất đang ngày càng bị thu hẹp. Nhưng để đảm bảo được chất lượng của tòa nhà cao tầng thì phải nắm rõ được các tiêu chuẩn và quy trình thi công nhà cao tầng. Vậy những tiêu chuẩn đó là gì? Quy trình thi công nhà cao tầng như thế nào? Cùng Xây Dựng Minh Dương tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Những tiêu chuẩn cần phải đảm bảo khi thi công nhà cao tầng
Tiêu chuẩn khi thi công nhà cao tầng
Một số tiêu chuẩn cần phải đảm bảo khi thi công nhà cao tầng:
- Đảm bảo mỹ quan, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu vùng miền nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn, bền vững, từ đó mới xác định được việc lựa chọn móng, mái, nguyên vật liệu cho công trình xây dựng nhà cao tầng.
- Đa dạng về quy mô đáp ứng đầy đủ với nhu cầu ở của gia đình sao cho phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội, thuận tiện cho công việc sử dụng và quản lý công trình một cách hiệu quả.
- Trước khi tiến hành thi công cần đảm bảo các điều kiện về an ninh xung quanh, tránh trường hợp thất thoát nguyên vật liệu khi công trình được tiến hành. Ngoài ra còn cần phải đảm bảo là chống ồn, tầm nhìn cảnh quan phải được đảm bảo, vệ sinh môi trường thuận lợi. Đồng thời cần phải đảm bảo được tính độc lập, khép kín, tiện nghi và an toàn sử dụng khi công trình nhà cao tầng được hoàn thiện.
Quy trình thi công nhà cao tầng chi tiết
Cũng như quy trình thi công nhà ở, nhà cao tầng cũng phải đảm bảo nhiều yếu tố. Dưới đây là quy trình thi công bạn cần phải nắm rõ.
Chuẩn bị xây dựng nhà cao tầng
Đây được xem là khâu vô cùng quan trọng, bao gồm các công việc như: chuẩn bị mặt bằng bằng thi công sạch sẽ, quang đãng; chuẩn bị bản thiết kế công trình, bản vẽ và giấy phép thi công; tiếp nhận tập kết vật tư về công trường để chuẩn bị cho ngày khai móng.
Nếu không làm tốt khâu chuẩn bị, hoặc bỏ qua khâu này thì công trình diễn ra không được đảm bảo, nhiều rắc rối phát sinh khi thi công nhà cao tầng.
Ép cọc bê tông cốt thép để xử lý nền móng
Ở công đoạn này, đơn vị thi công cần tiến hành ép cọc bê tông cốt thép để xử lý tốt nền móng cho ngôi nhà cao tầng. Đơn vị thi công cần thực hiện một số thao tác như: chuẩn bị vật tư, trang thiết bị phục vụ cho giai đoạn ép cọc, tiến hành ép cọc thử đã đảm bảo thì tiến hành ép cọc đại trà và cuối cùng là nghiệm thu giai đoạn ép cọc cho công trình.
Thi công móng bê tông cốt thép
Đây là giai đoạn mà sau khi tiến hành xử lý nền móng bằng phương pháp ép cọc bê tông cốt thép. Trong giai đoạn này cần đảm bảo các công việc như sau: Đào đất hố móng, tiến hành kiểm tra cao độ và thực hiện quy trình đổ bê tông lót móng; sau khi đổ bê tông lót móng xong sẽ thực hiện tiếp công việc là ghép cốp pha móng, sau là đổ bê tông móng, xây tường móng, đổ bê tông giằng; cuối cùng là tháo cốp pha, nghiệm thu phần làm móng.
Giai đoạn này yêu cầu tính chính xác rất cao vì nền móng là bộ phận quyết định thành công, sự chắc chắn của một công trình, nền móng chất lượng mới có thể chịu được sức nặng của công trình nhà cao tầng.
Thi công nền móng
Thi công phần thân
Sau khi nghiệm thu móng, đơn vị nhà thầu sẽ tiến hành thi công phần thân công trình. Trong suốt quá trình này, cần phải giám sát quá trình thi công thật cẩn thận.
Ở giai đoạn này bao gồm các công việc theo bản thiết kế đã có sẵn như: Thi công cột bê tông cốt thép, thi công sàn bê tông tầng 1, xây tường tầng 1, xây cầu thang tầng 1, nghiệm thu tầng 1, tương tự cho tầng 2, 3…
Thi công phần thân
Có thể bạn quan tâm:
Thi công phần mái
Sau khi thi công phần thân nhà cao tầng sẽ đến thi công phần mái. Phần mái cũng là phần rất quan trọng, mái giúp tòa nhà tránh được các điều kiện tự nhiên: mưa, nắng, gió… Chất lượng của tòa nhà cao tầng được duy trì hay không là nằm ở phần mái.
Thi công phần mái của nhà cao tầng bao gồm các công đoạn sau: Thi công cách nhiệt và tạo độ dốc cho mái, đổ bê tông chống thấm, thi công lớp gạch lá (nếu có), hoàn thiện phần mái, nghiệm thu phần mái.
Thi công phần mái
Thi công hoàn thiện
Khâu này tạo nên sự ấn tượng cho tòa nhà, đảm bảo tính thẩm mỹ. Khâu nay bao gồm các công việc như: Trát trần, tường; lát, láng nền, sàn, ốp tường, làm trần, đắp nối các chi tiết, lắp chỉnh các cửa, đồ mộc, lắp đặt thiết bị kỹ thuật, sơn phủ bề mặt, nghiệm thu hoàn thiện.
Thi công hoàn thiện
Bàn giao công trình
Sau các bước trên sẽ tiến hành tổng vệ sinh và bàn giao lại cho chủ đầu tư. Ở phần bàn giao công trình, bạn cần nắm rõ các tiêu chuẩn bàn giao công trình để việc đưa vào sử dụng được hoàn thiện nhất.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn đọc về quy trình thi công nhà cao tầng đúng chuẩn và đầy đủ nhất.