1. Công trình dân dụng
Công trình dân dụng là gì? Đây là khái niệm cần nắm rõ
Thiết kế dân dụng và công nghiệp
1. Công trình dân dụng
Công trình dân dụng là gì? Đây là khái niệm cần nắm rõ
Công trình dân dụng là những công trình được xây dựng nhằm mục đích đảm bảo việc ăn ở và làm việc của con người (trừ công trình công nghiệp dùng để sản xuất) như nhà riêng, bệnh viện, trường học ....
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu thông tin từ chủ đầu tư. Khảo sát vị trí và địa chất cụ thể về công trình
Bước 2: Lập phương án thiết kế cơ sở, triển khai bố trí mặt bằng kiến trúc. Lên phương án kết cấu phù hợp với địa chất của công trình
Bước 3: Hiệu chỉnh phương án theo yêu cầu từ phía chủ đầu tư & ký kết hợp đồng thiết kế.
Bước 4: Lập phương án thiết kế 3D, nội ngoại thất. Điều chỉnh phương án thiết kế theo yêu cầu từ phía chủ đầu tư.
Bước 5: Triển khai hồ sơ chi tiết kỹ thuật, kết cấu, điện nước, PCCC,…
Bước 6 : Trình khách hàng ký duyệt và bàn giao bản vẽ thiết kế
2. Công trình công nghiệp
Công trình công nghiệp là gì?
Công trình công nghiệp là nơi mà trong đó diễn ra các quá trình sản xuất công nghiệp và phục vụ sản xuất, nằm trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, bao gồm có nhà (xưởng) sản xuất; nhà điều hành sản xuất; công trình phục vụ sản xuất (y tế, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí, học tập, văn hóa, dịch vụ, kho tàng, giao thông…). Và các công trình kỹ thuật như: điện, cấp – thoát nước, thông gió, xử lý chất thải, phòng cháy chữa cháy…
Các loại công trình công nghiệp bao gồm:
1. Công trình sản xuất vật liệu xây dựng;
2. Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo;
3. Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản;
4. Công trình dầu khí;
5. Công trình năng lượng;
Các bước thiết kế công trình công nghiệp gồm những gì?
Đối với các công ty xí nghiệp lần đầu thi công xây dựng nhà công nghiệp chắc chắn sẽ có nhiều băn khoăn, thắc mắc và khó hình dung ra được. Thi công xây dựng công trình công nghiệp như thế nào, thi công xây dựng nhà công nghiệp khác với nhà ở như thế nào, những điều cần lưu ý khi thi công xây dựng nhà công nghiệp,… và rất nhiều câu hỏi khác. Chúng tôi với kinh nghiệm lâu năm, với trình độ chuyên môn cùng với sự thấu hiểu khách hàng, chúng tôi luôn đưa ra một quy trình chuyên nghiệp nhất với tất cả các công trình mà chúng tôi được chủ đầu tư tin tưởng đặt niềm tin:
Bước 1: Khảo sát công trình: Khảo sát địa điểm, mặt bằng vị trí công trình, khảo sát các thông tin liên quan đến từng công trình cụ thể như công nghệ, cơ sở hạ tầng, các hạng mục phụ trợ kèm theo v.v... Lập sơ bộ dự toán công trình và các quy trình được sử dụng để bảo trì công trình xây dựng. Sau đó tiến hành ký kết hợp đồng
Bước 2: Lập hồ sơ bản vẽ thiết kế sơ bộ công trình, phần tổng thể công trình và ngoại cảnh, các phương án kiến trúc sơ bộ đối với công trình. Lập hồ sơ xin phép xây dựng
Bước 3: Lập hồ sơ bản vẽ thiết kế kỹ thuật công trình, phương án phần móng phù hợp với địa chất công trình, đi vào chi tiết các hạng mục điện, nước và phòng cháy
Bước 4: Lập hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công công trình, làm rõ các chi tiết thi công với đầy đủ các loại kích thước và cấu tạo cũng như các vật liệu sẽ sử dụng một cách chính xác để đảm bảo khi tiến hành thi công công trình. Bên cạnh đó, thuyết minh thi công cũng phải đảm bảo làm rõ những thông số kỹ thuật mà bản vẽ chưa thể hiện đầy đủ và khả năng áp dụng tại công trường
Bên trên là các quy trình lập hồ sơ thiết kế thi công xây dựng công trình công nghiệp mà chúng tôi đang tiến hành. Hy vọng những thông tin trên phần nào giúp mọi người hiểu rõ hơn những công việc cần thực hiện khi thi công xây dựng công trình công nghiệp.